HARDWARE

Pas

LƯỠI DAO, LƯỠI CƯA, DAO CẮT CÔNG NGHIỆP

KEO DÁN & CHẤT DÍNH

VẢI NHÁM, GIẤY NHÁM

MÚT XỐP, MÀNG CÁC LOẠI

BĂNG KEO

DỤNG CỤ CẦM TAY

VẬT TƯ ĐÓNG GÓI

VĂN PHÒNG PHẨM

THIẾT BỊ HÀN - CẮT

Hardware xe tải

Bánh xe công nghiệp

DÂY CÔNG NGHIỆP

Hafele Vietnam

VÁN GHÉP

VẬT TƯ NGÀNH ĐIỆN

THIẾT BỊ ĐIỆN

KEO SILICONE

MÁY CHẾ BIẾN GỖ

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN GỖ

ARDEN

DECOR

BẠC ĐẠN

Phu Kiện máy Chế Biến Gỗ

PHỤ KIỆN KHÍ NÉN

Dây thun công nghiệp

KHÓA HUY HOÀNG

THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Hardware xây dựng

PHỤ KIỆN NGÀNH GỖ

ĐÁ MÀI HỢP KIM

EVA,NỈ NÂU, ĐEN, XÁM DÀY

Xi Mạ

Images

NGŨ KIM NGÀNH GỖ

PHỤ KIỆN NHÔM - KÍNH

Ron

VẬT TƯ NGÀNH ĐÚC

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

NỘI THẤT

DỤNG CỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

PHỤ KIỆN CỬA, PHỤ KIỆN TỦ

PHỤ KIỆN DỤNG CỤ

VẬT LIỆU ĐIỆN NƯỚC

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

DỤNG CỤ ĐIỆN MAKITA

MAY MẶC

SƠN NỘI THẤT

VẬT TƯ KHAI THÁC MỦ CAO SU

VẬT TƯ KHÁC

Chia sẻ lên:
Tin Tức Ngành Gỗ

Gỗ nội thất tấp nập đón đơn hàng xuất khẩu

HAWA EXPO 2023
 

HAWA EXPO 2023

Ho Chi Minh Export Furniture Fair 2023
22 - 25.02.2023
10:00-17:00
Exhibition Hall A

Hội Nghị định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu

08-08-2018 - 8:00AM

8 giờ sáng ngày 8/8/2018, tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

 

thu tuong viet nam

 

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo các địa phương có ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển, một số đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội và 500 doanh nghiệp (DN) đại diện cho 4.500 DN trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Các ngành khác liên quan đến gỗ và lâm sản đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng và phân tích những cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời cho DN chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tận dụng cơ hội thị trường hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và phát triển bền vững những năm tiếp theo.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đang dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 Châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu lâm sản, đặc biệt là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2010 – 2017 và đạt hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.

“Bên cạnh việc đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, ngành chế biến lâm sản hiện nay với khoảng 4.500 DN, trong đó khu vực tư nhân chiếm 95% đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm trong các cơ sở chế biến và cho hàng triệu lao động trồng ở khu vực nông thôn miền núi, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế bền vững” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề xuất giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu nhanh, bền vững.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều Chỉ thị chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp ngành ngành chế biến gỗ lâm sản, xuất khẩu tăng trưởng nhanh cũng như phát triển bền vững. Đại diện các bộ, ngành, hiệp hội và nhiều doanh nhân cũng kiến nghị và đề xuất với Thủ tướng nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Phát triển phải dựa trên nguồn gỗ hợp pháp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao vai trò ngành chế biến lâm sản trong việc đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ngành đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD năm 2017, tăng 2,7 lần trong thời gian 10 năm là một kết quả ấn tượng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng DN, tinh thần lao động hăng say của đội ngũ công nhân và người lao động để đạt được những kết quả tích cực như ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng nhìn nhận những vấn đề khó khăn, thách thức mà DN ngành gỗ đang gặp phải. Đó là nguồn nguyên liệu phát triển chưa bền vững, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu có chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Sự hợp tác và liên kết giữa các DN sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn yếu. Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Việt Nam. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu phù trợ mới bước đầu phát triển nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam…

Toàn cảnh Hội nghị thu hút khoảng 500 doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ xuất khẩu tham dự.  Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định về tầm nhìn của ngành công nghiệp chế biến gỗ lâm sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025 và cả sau này, đó là Việt Nam phải trở thành một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới từ nguồn gỗ hợp pháp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là tuyên ngôn cho cả thế giới biết rõ quyết tâm của Việt Nam không phải phát triển bất chấp hậu quả mà phát triển sản xuất bền vững, có trách nhiệm đối với môi trường.

“Ngành chế biến gỗ trong thời gian tới cần định hướng phát triển bền vững dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị trường gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ quản lý phù hợp và tay nghề cao cùng với hệ thống công nghiệp hỗ trợ hiệu quả..." - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh./.

theo thoibaotaichinhvietnam.vn

 


 

Lần đầu tiên Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ngành gỗ

 

06-08-2018 - 16:37

 

Vào ngày 8/8/2018, tại Dinh Thống Nhất, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ sẽ lắng nghe và đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

 

hawa

 

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), đây là lần đầu tiên Chính phủ trực tiếp lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp (DN) trong ngành. Hội nghị được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích lớn cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ Việt trong thời gian tới.

Lần đầu tiên chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ngành gỗ, Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về tầm nhìn của ngành gỗ trong thời gian tới Mục tiêu 9 tỷ USD năm 2018 trong tầm tay.

Thông tin tới báo giới trước thềm hội nghị, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch HAWA - cho biết, với lợi thế nguyên liệu rừng trồng, con người, kinh nghiệm lẫn chính sách, chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã từng bước viết lên những kỷ lục của riêng mình, kiến tạo nên hình ảnh ấn tượng về sự phát triển của DN gắn liền với khái niệm bền vững, phát triển phải đi liền với công cuộc bảo vệ môi trường.

Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đã đạt 5,025 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (tương đương 55,83% kế hoạch năm) và chiếm 22,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Các DN chế biến gỗ đều thông báo những tín hiệu vui, đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018 khiến cộng đồng càng vững tin, mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm nay hoàn toàn trong tầm tay, thậm chí là vượt xa.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Lần đầu tiên chính phủ đối thoại với doanh nghiệp ngành gỗ, Sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ngày càng đáp ứng yêu cầu cao từ nhà nhập khẩu Tầm nhìn mới cho phát triển ngành chế biến gỗ Việt.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, tháng 6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 880/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, gồm 10 ngành công nghiệp, trong đó có chế biến gỗ.

sản xuất ván sàn

Đến nay, quyết định này đã có những tác động tích cực đến sự phát triển chung của ngành. Cụ thể, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ đang là một ngành công nghiệp có sự tăng trưởng cao với mức bình quân từ 8-15%/năm. Hiện rất nhiều DN trong ngành đã trang bị máy móc hiện đại và công nghệ 4.0 đồng thời đầu tư mạnh mẽ cho nguồn nguyên liệu bằng việc trồng rừng nhằm hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ thứ 2 thế giới với mục tiêu đạt kim ngạch 20 tỷ USD vào năm 2025.

Mặc dù vậy, ông Hạnh cho rằng, để hiện thực hóa tầm nhìn trên của Chính phủ, ngành gỗ cần kiến nghị về việc lập và thực hiện chương trình quốc gia về phát triển nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng trong nước. Mục tiêu là vào năm 2025, tối thiểu phải đáp ứng được 80% tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến. Song song với phát triển nguyên liệu rừng trồng, ngành cũng cần tăng dần khối lượng gỗ có chứng chỉ quốc tế đáp ứng nhu cầu thị trường. Về phía DN, để đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung, cần liên kết với chủ rừng và các thành phần kinh tế vào chuỗi giá trị ngành gỗ quốc gia và toàn cầu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Vũ, Giám đốc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) - cho biết, việc DN liên kết với địa phương và lâm dân để trồng rừng đã có những tín hiệu rất tích cực, không chỉ với riêng ngành công nghiệp chế biến gỗ. Thời gian gần đây, các tổ chức quốc tế về môi trường đều quan sát, tài trợ rất nhiều cho các dự án trồng rừng, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học cho các vùng. Theo đó, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có đến 732 DN có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trong đó 49 DN được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững (FSC/FM) với tổng diện tích 226.500ha. Điều này chứng tỏ, chiến lược đầu tư trồng rừng nguyên liệu đang là giải pháp giúp ngành phát triển bền vững, tạo uy tín với cộng đồng thế giới cho đất nước.

“Trong cơ chế vận động của kinh tế toàn cầu, dẫu có nhiều lợi thế, chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu vẫn đang cần một chiến lược toàn diện để phát triển nhanh hơn nữa. Để làm được điều này, ngành gỗ và xuất khẩu lâm sản đang rất cần các cơ quan ban ngành cùng đồng thuận, tạo thêm nhiều cơ chế, chính sách cũng như đồng hành để kịp thời điều tiết. Chính vì thế chúng tôi kỳ vọng Hội nghị của Chính phủ về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu vào ngày 8/8 tới sẽ tạo cú hích cho ngành phát triển hơn”, ông Khanh chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA: Mục đích của Hội nghị Chính phủ đối thoại với DN ngành gỗ là hướng tới tương lai chứ không phải đề cập đến khó khăn. Quan trọng là quyết sách của Chính phủ để tạo "cú hích" cho ngành gỗ phát triển nhanh và bền vững... Giải pháp mà DN kiến nghị Chính phủ là có chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt là xúc tiến thương mại...

Minh Long - Mai Ca, Theo báo congthuong.vn

 


Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những tháng cuối năm đầy triển vọng

 

15-07-2018 - 23:58 PM

 

sản xuất gỗ việt nam

 

Bộ Công thương cho biết, với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

 

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương cho biết trong tháng 6/2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 750 triệu USD, tăng 3% so tháng trước, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 513,6 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,86 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường chính đều tăng khá. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Hoa Kỳ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 555,6 triệu USD, tăng nhẹ Nhật Bản đạt 528,1 triệu USD, tăng 5% Hàn Quốc đạt 459,8 triệu USD, tăng 52,8% Úc đạt 84,4 triệu USD, tăng 14,8%...

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Bộ Công thương dự báo trong nửa cuối năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có nhiều thuận lợi như: Thị trường bất động sản trên toàn cầu cải thiện là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ gỗ và các sản phẩm nội thất tăng. Theo chu kỳ hàng năm, trong nửa cuối năm, nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng là yếu tố chính thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam tăng trưởng khả quan.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018. Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 456,43 triệu USD và 145,9 nghìn tấn, tăng 11,3% về trị giá và 8,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên 18,2% trong 5 tháng đầu năm 2018 từ mức 16,8% trong 5 tháng đầu năm 2017. Điều này cho thấy, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc.

 


PHỤ KIỆN NỘI THẤT TẮC ĐỘNG ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỖ

 

03/07/2018 10:00 AM

 

Nhìn chung, ngành công nghiệp gỗ đang ở thời điểm phát triển ổn định, với nhu cầu về đồ nội thất, đồ gỗ, sản phẩm mang tính nghệ thuật và các công trình xây dựng lớn đang tăng lên trong từng năm. Một nghiên cứu linh kiện trong sản phẩm gỗ đã tác động khá lớn tới sự phát triển của ngành gỗ trên thế giới.

 

Một cuộc khảo sát gần đây của các nhà sản xuất cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp chế biến gỗ ở Mỹ đang hướng tới cung cấp sản phẩm cho các khu chung cư, đặc biệt là các sản phẩm gỗ nội thất, và doanh số bán hàng cũng tăng mạnh mẽ, mặc dù ở mức độ thấp hơn.

Nghiên cứu điểm chuẩn thành phần gỗ được tiến hành trực tuyến vào mùa xuân bởi Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện gỗ, Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm gỗ và mạng lưới chế biến gỗ. cuộc khảo sát cung cấp thông tin chi tiết về tình hình bán hàng, danh mục sản phẩm và dự báo hiệu suất kinh doanh cũng như các thông tin có liên quan khác.

Thị trường nhà ở của Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh, khi có nhiều hộ gia đình mới và dân số trẻ tăng lên, cùng nhân khẩu học lớn hơn. Ước tính có tới 56% các doanh nghiệp chế biến cho biết, họ cung cấp linh kiện cho tủ gỗ nội thất, so với 40% cho tủ thương mại, trong khi có 51% đồ nội thất dân dụng và 39% đồ nội thất hợp đồng. các nhóm đứng đầu về sử dụng gỗ bao gồm: công trình xây dựng (34%), đồ trang trí/đặc biệt bao gồm nhạc cụ,đồ chơi, quà tặng và đồ gỗ thông minh (38%) và các sản phẩm công nghiệp.

Ở tỉ lệ phần trăm của tổng doanh số bán hàng trực tiếp, mức trung bình cho những người đã lựa chọn tủ đồ nội thất cũng như đồ nội thất dân cư là 57%. cao thứ hai là các sản phẩm gỗ đi theo các công trình xây dựng, trung bình 40%, tiếp theo là đồ nội thất theo hợp đồng (28%), tủ thương mại (27%), sản phẩm trang trí /sản phẩm đặc biệt (26%) và sản phẩm công nghiệp (24%).

Khi nhìn vào sản phẩm gỗ được cung cấp thì nói chung thì tủ là lựa chọn số một. Ước tính có tới 41% các công ty sản xuất các bộ phận tủ, trong khi có 35% cửa tủ gỗ cứng và 30% cửa tủ được làm từ gỗ tổng hợp. Theo thứ tự, các sản phẩm khác theo thể loại bao gồm: kiến trúc xưởng gỗ (40%), ghế ngồi và các bộ phận (22%), tủ quần áo (25%) tấm gỗ có kích thước cố định (18%), chốt/vòng (7%), ngăn kéo hộp (28%), tấm dán cạnh (19%), cửa ra vào/cửa sổ (14%), ván sàn (10%), khuôn và trang trí (37%), bộ phận RV (4%), sản phẩm đặc biệt (20%), hình vuông/nhiều lớp(7%), hình vuông (7%), bộ phận cho cầu thang (10%), linh kiện cố định cửa hàng (15%), linh kiện bàn (17%), tay cầm và các bộ phận liên quan (2) %), vòng quay (15%), bọc khung (4%) và tấm ốp tường (13%).


Doanh nghiệp Trung Quốc rót vốn vào ngành gỗ Việt Nam

sản xuất gỗ toàn thế giới

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), có xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ ở Việt Nam trong bối cảnh thương mại Mỹ-Trung diễn ra căng thẳng. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang các thị trường chính gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng so với cùn kỳ năm ngoái, lần lượt đạt 1,36 tỷ USD (tăng 11,5%) hơn 460 triệu USD (tăng 2,5%) gần 440 triệu USD (tăng 3%) và 375 triệu USD (tăng gần 50%).

Trong khi đó, trong nửa đầu năm nay, Việt Nam cũng chi gần 1,1 tỷ USD để nhập khẩu gỗ, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ nguyên liệu chủ yếu là gỗ có nguồn gốc hợp pháp từ Mỹ, Đức, Pháp tiếp tục tăng trưởng, trong khi nguồn gỗ từ Campuchia, Malaysia giảm mạnh.

Theo Vifores, nguyên nhân trên là do doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh thu mua gỗ nguyên liệu tại các nước lân cận. Đồng thời, các nước Campuchia, Lào, Myanmar tiếp tục thắt chặt xuất khẩu gỗ thông qua chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng.

Cùng đó, trên thị trường thế giới, thương mại gỗ tiếp tục diễn ra sôi động trong khi nguồn cung khan hiếm, chính sách bảo hộ của Mỹ và biện pháp đáp trả từ các nước đối tác.

Nhập khẩu gỗ dán của EU trong những tháng đầu năm 2018 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gỗ nhiệt đới nhập khẩu của EU tăng liên tục trong 6 tháng trở lại đây do sự cạnh tranh thu mua khốc liệt từ các nhà nhập khẩu gỗ dán của Mỹ.

Ngoài ra, Canada cũng đã đáp trả chính sách thuế của Mỹ lên sản phẩm nhôm thép bằng kế hoạch giới hạn thương mại một loạt các sản phẩm từ Mỹ, trong đó có sản phẩm gỗ dán và ghế gỗ có hiệu lực từ 1/7.

 Theo nhận định của Vifores, Trung Quốc có dấu hiệu tăng cường thu mua nguyên liệu từ các nước lân cận do thiếu hụt gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến trong nước. Mặt khác, do ảnh hưởng từ cẳng thẳng thương mại với Mỹ, tận dụng nguồn lao động giá rẻ, ưu đãi trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, gần đây một số doanh nghiệp Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam.

Trước đó, thời điểm cuối năm 2016 đã rộ lên việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lùng vào tận các vườn cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ để thu gom gỗ nguyên liệu cao su. Việc này, khiến nhiều doanh nghiệp nội kêu trời, lo ngại thiếu nguyên liệu gỗ cho chế biến xuất khẩu.

Áp lực về nguồn cung gỗ nguyên liệu, thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và sự dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc đã, đang và sẽ còn tác động đến Việt Nam.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các thị trường ít rủi ro. Cùng đó, cần có những bước chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện có trên 1.500 doanh nghiệp đã ký cam kết tiêu thụ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của các quốc gia nhập khẩu. Ở trong nước, sẽ tập trung đầu tư cho trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ và liên kết với người dân trồng rừng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.



CÁC PHỤ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNG GỖ

 


 

 



 

Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp ngành Công nghiệp gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh

 

Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến.

 

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn năm 2016 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn năm 2016 – 2020, đạt 9,3 tỷ USD/năm.

Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất về tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Việt Nam hiện đang là thị trường xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển mạnh nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì sự cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Hơn nữa, chi phí nhân công cũng không còn thấp nữa, cũng đang trở thành một áp lực cho các doanh nghiệp.

Trong khi khách hàng luôn yêu cầu sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế, đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ. Do đó cuộc cách mạng công nghệ 4.0 giúp cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi phí. Sự phát triển khoa học công nghệ và làn sóng của cách mạng công nghệ 4.0 cũng tạo ra nhiều cơ hội giúp ngành công nghiệp gỗ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu.

Các ứng dụng nổi bật nhất của cách mạng công nghệ 4.0 như công nghệ số (AI, Bigdata, Internet vạn vật IoT, Công nghệ viễn thám…) giúp giảm chi phí, tăng chất lượng và năng suất một cách hiệu quả. Cơ hội thúc đẩy sản xuất ra các sản phẩm giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ 4.0 đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến. Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục.

Trong đó, ngành sản xuất đồ gỗ đẩy mạnh và phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp cận khách hàng quốc tế. Kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2016 – 2020 là tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành gỗ đã thành công trong việc tái cơ cấu ngành hàng, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn năm 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ là 17,2%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 87,7% so với năm 2016. Tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ chiếm 69,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2020, tăng 3,7 điểm phần trăm so với năm 2016.

Bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến. 

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Tiếp đà tăng trưởng năm 2020, trong 5 tháng đầu năm 2021 ngành gỗ bứt phá, đạt 6,62 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp trong sản xuất và quản lý công ty. Theo đó, nếu các công ty đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thì chất lượng, số lượng sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 

Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. 

Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc. Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả, khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối.

Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ cần hướng đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người. Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. 

Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. 

Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 

+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 

+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong 38 những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. 

Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc.

Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả, khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. 

Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối. 

Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ cần hướng đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người. Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. 

Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 

+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 

+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công. 

+ Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tai nạn trong lao động. 

+ Kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng 

+ Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm 

+ Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận. 

Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ cao. Đổi mới công nghệ bao gồm cả đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm. Đây là một trong những điểm yếu của ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế trong tương tác với thị trường tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam, về nhu cầu, thị hiếu, kiểu dáng mẫu mã, các thay đổi của thị trường. Điều này hạn chế khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. 

Thông tin về nhu cầu và thị hiếu của thị trường là điều quan trọng cho doanh nghiệp trong việc quyết định đổi mới. Để các doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý và các Hiệp hội. Công nghệ thay đổi dẫn đến cách thức bán hàng, sản xuất cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức và tư duy bán hàng.

 

 

 

 


  1. NGŨ KIM NGÀNH GỖ
  2. HARDWARE
  3. LƯỠI DAO, LƯỠI CƯA, DAO CẮT CÔNG NGHIỆP
  4. KEO DÁN & CHẤT DÍNH
  5. VẢI NHÁM, GIẤY NHÁM
  6. MÚT XỐP, MÀNG CÁC LOẠI
  7. BĂNG KEO, BĂNG DÍNH
  8. DỤNG CỤ CẦM TAY
  9. VẬT TƯ ĐÓNG GÓI
  10. VĂN PHÒNG PHẨM
  11. THIẾT BỊ HÀN - CẮT
  12. THIẾT BỊ KHÍ NÉN
  13. DÂY CÔNG NGHIỆP
  14. VÁN GHÉP
  15. VẬT TƯ NGÀNH ĐIỆN
  16. PHỤ KIỆN NHÔM - KÍNH
  17. VẬT TƯ NGÀNH ĐÚC
  18. HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP
  19. NỘI THẤT
  20. DỤNG CỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
  21. PHỤ KIỆN CỬA, PHỤ KIỆN TỦ
  22. PHỤ KIỆN DỤNG CỤ
  23. VẬT LIỆU ĐIỆN NƯỚC
  24. VẬT LIỆU XÂY DỰNG
  25. DỤNG CỤ ĐIỆN MAKITA
  26. MAY MẶC
  27. SƠN NỘI THẤT
  28. VẬT TƯ KHAI THÁC MỦ CAO SU
  29. VẬT TƯ KHÁC

 

 

 

 






zalo-platform-site-verification=QOwrAugwRmjsfSWVWh54GbIzrs2umm0-D3C